Nhảy đến nội dung
x

Chuẩn đầu ra 2015 ngành Xã hội học, mã ngành: 7310301, chương trình tiêu chuẩn

1. Tên ngành:

- Tên ngành & tiếng Việt: XÃ HỘI HỌC

- Tên ngành tiếng Anh: SOCIOLOGY

2. Trình độ đào tạo: Đại học

3. Văn bằng: Cử nhân

4. Mục tiêu đào tạo: Sinh viên xã hội học có tư tưởng chính trị vững vàng, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước; Hiểu và vận dụng kiến thức cơ bản ngành xã hội học vào vị trí công việc ; Có năng lực chuyên môn cơ bản để có thể ứng dụng kiến thức lý thuyết vào giải quyết những vấn đề thực tiễn, đóng góp làm thay đổi hiện thực xã hội theo hướng tích cực; Nắm vững phương pháp nghiên cứu khoa học, có tư duy phản biện, độc lập sáng tạo; Có năng lực tự học và ý thức học tập suốt đời; Có năng lực nghiên cứu và tổ chức triển khai hiệu quả các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, tạo sự chuyến biến xã hội.

5. Chuẩn đầu ra: Sinh viên ngành xã hội học sau tốt nghiệp, đạt những kiến thức và kỹ năng cụ thể sau:

 

TT

Nội dung

Mô tả

Tiêu chí đánh giá

Thang đo

1

Kiến thức chung

Lý luận chính trị; Khoa học xã hội; Quốc phòng –An ninh.

- Biết, hiểu và có thể trình bày về thế giới quan, nhân sinh quan Cộng sản chủ nghĩa; các nguyên lý, phạm trù, quy luật của phép biện chứng và vận dụng được trong phân tích hiện thực xã hội;

- Hiểu và thực hiện chủ trương, đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam trong công việc cụ thể được giao;

- Để đáp ứng tính chất liên ngành khoa học của Xã hội học, đòi hỏi sinh viên xã hội học phải nắm được những kiến thức chung trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, lịch sử, dân tộc học, môi trường,…;

- Có kiến thức quản lý, điều hành, pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực xã hội học;

- Hiểu, biết và vận dụng các kiến thức Quốc phòng toàn dân & An ninh nhân dân.

- Dự kiểm tra và đạt yêu cầu môn học trong chương trình;

- Chứng chỉ quốc phòng.

 

 

 

 

 

Kiến thức chuyên môn

Cơ sở ngành: Hiểu và nắm vững kiến thức cơ bản ngành xã hội học;

- Có kiến thức lý thuyết cơ bản khoa học xã hội học (tư tưởng xã hội và quan điểm lý thuyết xã hội học)

- Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội nói chung và phương pháp nghiên cứu xã hội học...);

- Dự kiểm tra và đạt yêu cầu môn học;

Chuyên ngành: Hiểu và nắm vững kiến thức chuyên ngành xã hội học ứng dụng lý thuyết vào các bài tập thực hành ;

Biết, hiểu và có thể vận dụng kiến thức cơ bản của xã hội học và khoa học xã hội nói chung vào phân tích và giải thích những hiện tượng xã hội, sự kiện xã hội để phân tích và lý giải những vấn đề xã hội và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.

- Dự kiểm tra và đạt yêu cầu môn học;

- Đọc hiểu tài liệu à thiết kế powerpoint trình bày & thuyết trình trên lớp

Hiểu và vận dụng kiến thức lý thuyết vào quan sát thực tiễn, phát hiện vấn đề xã hội và viết đề xuất nghiên cứu theo các qui trình nghiên cứu trong một nghiên cứu xã hội cụ thể.

Làm được các tiểu luận cuối môn học chuyên ngành

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kỹ năng nghề nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

Về chuyên ngành

- Đọc – hiểu tài liệu à phát hiện vấn đề à xây dựng ý tưởng nghiên cứu

- Tư duy logic, phản biện thông qua quan sát, đọc tài liệu/ văn bản để phát hiện vấn đề nghiên cứu; đặt câu hỏi nghiên cứu;

- Thiết kế được công cụ thu thập thông tin định lượng (Bảng hỏi/ Bảng trưng cầu ý kiến) và thông tin định tính (Xây dựng câu hỏi phỏng vấn, nội dung quan sát,…);

- Có khả năng phân tích, xử lý những thông tin định lượng và định tính;

- Viết báo cáo, trình bày kết quả nghiên cứu.

- Thiết kế powerpoint trình bày & thuyết trình

- Xây dựng được đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu;

- Biết sử dụng phần mềm SPSS xử lý dữ liệu định lượng;

- Biết xử lý dữ liệu định tính;

- Viết một báo cáo khoa học (Tiểu luận/ chuyên đề) súc tích, mạch lạc với các bảng thống kê mô tả, biểu đồ, đồ thị,... thích hợp.

Kỹ năng mềm

- Kỹ năng phát hiện các vấn đề xã hội;

- Kỹ năng tổng hợp dữ liệu (định lượng & định tính) à khái quát hóa à sơ đồ hóa (sơ đồ tư duy);

- Làm việc nhóm có hiệu quả thông qua các bài tập nhóm, tham gia các buổi khảo sát thực địa,...;

- Xây dựng bài tập thuyết trình (Powerpoint) và tích cực phản biện trong các buổi thảo luận nhóm trên lớp;

- Xử lý được những tình huống khi đi thực tập, thực hành nghề trên thực địa;

- Kỹ năng tự học, suy nghĩ độc lập,...;

- Kỹ năng viết và trình bày;

- Đàm phán và thương lượng.

Kỹ năng an toàn, rèn luyện sức khỏe và tinh thần đồng đội: bơi liên tục được 50m; chơi tốt tối thiểu 1 môn thể thao;

Tham dự và đạt yêu cầu của giảng viên khi thực hiện các họat động trên thực địa, làm bài tập nhóm, khảo sát nghiên cứu,....

Kỹ năng ngoại ngữ

- Khóa 19 trở về trước: TOEIC 500 hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương.

- Khóa 20: IELTS 5.0 hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương.

Chứng chỉ còn trong thời hạn giá trị

Kỹ năng tin học

 

- Chứng chỉ tin học MOS quốc tế.

Khóa 19: 700 điểm MOS

Khóa 20: 750 điểm MOS

- Sử dụng thành thạo Tin học ứng dụng trong Khoa học xã hội....

- Chứng chỉ còn trong thời hạn giá trị;

- Thiết kế và trình bày các bảng thống kê mô tả, biểu đồ,... trong các bài tiểu luận.

3

 

 

 

 

 

 

 

Thái độ, ý thức xã hội

Thái độ và hành vi trong học tập và thực hành nghề nghiệp

Kết quả đánh giá việc thực hiện Chương trình giáo dục 03 nội dung đạo đức

Đạt được điểm rèn luyện theo quy định

Tuân thủ nghiêm ngặt đạo đức nghề nghiệp trong việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên về chuẩn mực kỹ thuật thu thập, xử lý thông tin, viết báo cáo kết quả nghiên cứu để có khả năng thực hành nghề sau khi tốt nghiệp ra trường.

Tham gia nghiên cứu khoa học sinh viên và có kết quả nghiệm thu từ đạt trở lên

Ý thức về cộng đồng, xã hội

Có ý thức ứng dụng kiến thức chuyên môn để xây dựng các dự án phát triển cộng đồng xã hội, dự án nâng cao năng lực cho nhóm người khuyết tật, cộng đồng địa phương vùng sâu, vùng xa, kém phát triển.

Tích cực tham gia các hoạt động Mùa hè xanh, các dự án nghiên cứu của giảng viên trong khoa,...

4

Vị trí của người học sau tốt nghiệp

Kết quả ứng dụng kiến thức, kỹ năng, bằng cấp đã có.

1. Khu vực Nhà nước, chính quyền các cấp: Cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu,....

- Trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội (trong các vị trí chuyên gia, nghiên cứu thực địa, điều phối viên và chuyên gia phân tích trong các dự án nghiên cứu, vv);

- Ở tất cả các cấp hành chính, từ địa phương đến trung ương (với vị trí như các chuyên gia, chuyên viên, cố vấn, hoặc các nhà phân tích, đánh giá chương trình phát triển xã hội, dự án phát triển cộng đồng,...

2. Khu vực doanh nghiệp: - Trong bộ phận tiếp thị, quảng cáo và quan hệ công chúng của công ty (với vai trò là người tư vấn khách hàng, chuyên gia và người viết bài quảng cáo, nghiên cứu thăm dò ý kiến ​​công chúng và phân tích nhu cầu thị trường vv);

3. Khu vực phi chính phủ gồm các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội và trung tâm (trong các vị trí điều phối viên dự án, các chuyên gia nghiên cứu đánh giá, phân tích chi phí / lợi ích, phân tích hệ thống, vv);

4. Khu vực khác: - Các phương tiện truyền thông và xuất bản (là nhà báo, người viết bài hoặc phụ trách các chuyên mục, và biên tập viên, vv).

-Làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc nhận định, giải quyết các vấn đề liên quan đến ngành đã học.

Kết quả điều tra việc làm của sinh viên sau thời điểm tốt nghiệp 1 năm

5

Khả năng phát triển chuyên môn

Học lên bậc cao hơn; có công trình khoa học tham gia các Hội thảo khoa học các cấp.

- Tham gia các Hội thảo khoa học các cấp ở trong và ngoài nước;

- Thực hiện được các nghiên cứu xã hội học về các lĩnh vực: gia đình, phân tầng xã hội, giới, nông thôn, đô thị, cơ cấu xã hội,…

Số lượng bài viết tham dự Hội thảo khoa học các cấp, đăng tạp chí, …