Nhảy đến nội dung
x

Chuẩn đầu ra 2018, Việt Nam học chuyên ngành Du lịch và lữ hành, chương trình tiêu chuẩn

1. Tên ngành: Việt Nam học chuyên ngành Du lịch và Lữ hành - Mã ngành: 7310630

2. Trình độ: Đại học chính quy chương trình tiêu chuẩn

3. Văn bằng: Cử nhân

4. Mục tiêu của chương trình đào tạo:

· Người học trở thành hướng dẫn viên du lịch, chuyên viên trong lĩnh vực du lịch với kiến thức nền tảng vững chắc cả lý thuyết lẫn thực hành.

· Học viên tạo lập được doanh nghiệp du lịch, lữ hành vừa và nhỏ.

· Người học nắm vững phương pháp nghiên cứu khoa học, có tư duy độc lập, sáng tạo. Có năng lực tự học, và tiếp tục học ở những khóa học/chương trình học cao hơn

· Người học tham gia các đề tài khoa học về du lịch trong và ngoài trường.

· Người học trở thành hướng dẫn viên du lịch có trình độ chuyên môn tốt với phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị, sức khỏe tốt.

5. Chuẩn đầu ra của chương trình: Người học đại học ngành Việt Nam học chuyên ngành Du lịch và Lữ hành sau khi tốt nghiệp, đạt được những kiến thức và kỹ năng cụ thể sau:

TT

Nội dung

Mô tả

Tiêu chí đánh giá

Thang đo

1

Kiến thức chung

Lý luận chính trị

- Hiểu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin; đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh, kiến thức giáo dục quốc phòng;

- Nắm được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

Dự kiểm tra và đạt yêu cầu môn học trong chương trình.

Khoa học xã hội, khoa học tự nhiên

Biết, hiểu và có thể vận dụng những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và tự nhiên để có thể xem xét giải pháp điều khiển tự động trong một bối cảnh tổng thể nhiều mặt: kỹ thuật, kinh tế, môi trường, xã hội.

Học đầy đủ, thi kiểm tra cuối môn và đạt điểm từ 5/10 trở lên các học phần khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn.

Kiến thức chuyên môn

Cơ sở ngành

- Hiểu được những vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật nói chung, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến lĩnh vực du lịch.

- Có kiến thức cơ bản về phương pháp luận khoa học trong quản lý nói chung và quản lý du lịch nói riêng.

Học đầy đủ, thi kiểm tra cuối môn và đạt điểm từ 5/10 trở lên các học phần cơ sở ngành.

Những hiểu biết, thông tin chuyên môn

- Ứng dụng kiến thức chuyên môn để giải quyết những vấn đề cụ thể trong công việc.

- Hiểu về môi trường kinh doanh du lịch đa văn hóa.

- Vận dụng những kiến thức chuyên ngành trong việc khai thác, phát triển các sản phẩm du lịch

- Phân tích được xu hướng phát triển du lịch

- Điều hành và thực hiện được các tour trong và ngoài nước

Học đầy đủ, thi kiểm tra cuối môn và đạt điểm từ 5/10 trở lên các học phần chuyên ngành trong chương trình đào tạo.

2

Kỹ năng nghề nghiệp

Kỹ năng chuyên môn

- Vận dụng được những nguyên tắc, kỹ năng cơ bản trong việc cung cấp các dịch vụ du lịch có chất lượng, đáp ứng nhu cầu du khách.

- Thành thạo kỹ năng thực hành nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch

Dự kiểm tra và đạt yêu cầu kỳ thi kỹ năng thực hành chuyên môn về Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (trước khi ra trường).

Kỹ năng mềm

-Tối thiểu sinh viên đạt được 05 kỹ năng sau:

§ Kỹ năng phát triển bền vững;

§ Kỹ năng thuyết trình;

§ Kỹ năng làm việc nhóm;

§ Kỹ năng tổ chức sự kiện;

§ Kỹ năng giao tiếp trong du lịch.

- Kỹ năng an toàn, rèn luyện sức khỏe và tinh thần đồng đội: bơi liên tục được 50m; chơi tốt tối thiểu 1 môn thể thao;

Dự kiểm tra và đạt yêu cầu môn học và/ hoặc thực hiện thành công các yêu cầu trong công việc.

Kỹ năng ngoại ngữ

- TOEIC 500 hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương mức này.

Chứng chỉ còn trong thời hạn giá trị

Kỹ năng tin học

 

- Chứng chỉ tin học MOS quốc tế về các nội dung:

§ Microsoft Office Word

§ Microsoft Office Excel

- Chứng chỉ còn thời hạn giá trị (đạt 750 điểm).

- Dự kiểm tra và đạt yêu cầu các môn học có sử dụng các phần mềm.

3

Thái độ, ý thức xã hội

Thái độ và hành vi

- Nhận thức đúng về vai trò người làm kỹ thuật, đó là người tạo ra những sản phẩm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống con người và hiệu quả sản xuất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước;

- Có tinh thần cầu tiến, học hỏi, luôn tự nghiên cứu để tiếp tục nâng cao kỹ năng nghề nghiệp;

- Có tinh thần trung thực và trách nhiệm cao trong học thuật và nghiên cứu;

Được người hướng dẫn kiểm tra qua học tập, qua làm đồ án, thực tập, đồ án tốt nghiệp và đánh giá đạt.

Ý thức về cộng đồng, xã hội

- Có tinh thần làm việc tự giác, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm với xã hội, đạo đức nghề nghiệp.

- Có thái độ cầu thị, ham học hỏi, khiêm tốn, chủ động trong công việc.

- Tích cực tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng.

4

Vị trí người học sau khi tốt nghiệp

Kết quả ứng dụng kiến thức, kỹ năng, bằng cấp đã có

– Hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp

– Thuyết minh viên tại điểm

– Nhân viên kinh doanh trong các bộ phận của công ty du lịch lữ hành: Chào bán tour, khai thác và thiết kế tour, điều hành và giám sát tour, tổ chức sự kiện,…

– Chuyên viên tư vấn tổ chức tour, tổ chức sự kiện, teambuilding,…

– Các công việc ở bộ phận: lữ hành, xúc tiến quảng bá du lịch, hợp tác quốc tế và bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch ở các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch (Tổng cục du lịch, Sở/phòng Văn hóa – Thể thao – Du lịch).

– Tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về du lịch lữ hành.

Kết quả điều tra tình hình công việc học viên sau thời điểm tốt nghiệp 1 năm

5

Khả năng phát triển chuyên môn

Học tiếp; lên bậc cao hơn

- Tham gia các chương trình đào tạo sau đại học ngành Quản trị du lịch.

- Tích lũy kinh nghiệm và kiến thức để trở thành quản lý tại các doanh nghiệp chuyên ngành

- Thực hiện được các nghiên cứu về lĩnh vực du lịch.

Tích lũy được số liệu và minh chứng qua các năm về cựu sinh viên.