Nhảy đến nội dung
x

Ngành Xã hội học, mã ngành:  7310301, chương trình tiêu chuẩn

 

1. Tổng quan

1. Tổng quan

1.1. Tên ngành: Xã hội học (Chương trình Tiêu chuẩn)

1.2. Mã ngành: 7310301

1.3. Phương thức xét tuyển:

- Phương thức 1: Xét theo kết quả quá trình học tập bậc THPT – Mã phương thức 200

- Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả thi THPT năm 2023 – Mã phương thức 100

- Phương thức 3: Xét tuyển thẳng, Ưu tiên xét tuyển theo quy định của TDTU – Mã phương thức 303

- Phương thức 4: Xét tuyển theo kết quả bài thi đánh giá năng lực năm 2023 của Đại học Quốc gia TP.HCM – Mã phương thức 402

1.4. Ưu điểm nổi bật của chương trình:

- Chương trình đào tạo được thiết kế dựa trên sự tham khảo CTĐT KHXH (ngành xã hội học/nhân học) của các Trường Đại học uy tín trên thế giới, theo hướng liên ngành xã hội học, nhân học, truyền thông đại chúng;

- Tính quốc tế cao thể hiện: Đề cương và giáo trình, tài liệu đọc,... tham khảo từ các trường đại học uy tín và được điều chỉnh hàng năm, bổ sung những tài liệu mới, bằng tiếng Anh;

- Ngôn ngữ giảng dạy: kết hợp tiếng Việt và tiếng Anh do giảng viên người nước ngoài giảng dạy. Đây là cơ hội để sinh viên được tiếp cận kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh đáp ứng nhu cầu thị trường lao động cộng đồng kinh tế ASEAN và toàn cầu hoá;

- Kết hợp giữa nhà trường và nhu cầu xã hội: Doanh nghiệp cộng tác với bộ môn trong các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, thực tế nghề nghiệp, tập sự nghề nghiệp chiếm khoảng 30% chương trình đào tạo; 

- Cơ sở vật chất hiện đại, khang trang; sinh viên được tiếp cận nguồn tài liệu tiên tiến hội nhập với thế giới thông qua Thư viện truyền cảm hứng.

1.5. Cơ hội nghề nghiệp: Sau khi ra trường người học có thể làm việc tại các vị trí sau:

Xã hội học định hướng quản lý xã hội:

- Điều tra, khảo sát: làm việc cho các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, trung tâm (viện) nghiên cứu…;

- Hành chính công: làm việc trong khu vực nhà nước (các cấp), đoàn thể chính trị - xã hội…;

- Các tổ chức xã hội (chính phủ và phi chính phủ): hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật trong các cuộc khảo sát điều tra, viết đề xuất các dự án phát triển, hoạch định chính sách xã hội…;

- Nghiên cứu: làm việc cho các tổ chức nghiên cứu, các dự án nghiên cứu, các trung tâm (viện) nghiên cứu của chính phủ hoặc phi chính phủ…;

- Giảng dạy: dạy học ở các trường cao đẳng, đại học…

Xã hội học định hướng truyền thông đại chúng:

- Truyền thông đại chúng: làm việc trong lĩnh vực báo chí, truyền thông, xuất bản…;

- Nghiên cứu dư luận xã hội: nghiên cứu, khảo sát thực địa, điều phối viên các dự án truyền thông…;

- Truyền thông doanh nghiệp và quan hệ công chúng: làm việc trong các bộ phận tiếp thị, quảng cáo, tư vấn khách hàng, quan hệ công chúng, quản lý hệ thống thông tin nội bộ, tổ chức sự kiện truyền thông doanh nghiệp…;

- Trong lĩnh vực truyền thông tương tác, sinh viên sẽ có thể làm việc trong các cơ quan truyền thông doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ liên quan đến phát triển truyền thông, các công ty thiết kế và truyền thông, các viện nghiên cứu chuyên về nội dung truyền thông tương tác, các công ty quan hệ công chúng;

- Trong lĩnh vực quản lý truyền thông, sinh viên có thể làm việc trong các cơ quan chính phủ, công ty quan hệ công chúng và các tổ chức phi lợi nhuận về phương tiện truyền thông truyền thống cũng như trong các phương tiện truyền thông mới;

- Giảng dạy: dạy học ở các trường cao đẳng, đại học….

2. Chuẩn đầu ra

Chuẩn đầu ra (CĐR) là khởi điểm của quy trình thiết kế chương trình đào tạo và được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học, phản ánh tầm nhìn, sứ mạng của trường, khoa và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nhu cầu của các bên liên quan.

Chuẩn đầu ra sẽ được cụ thể hóa theo nguyên tắc “tương thích có định hướng” vào các môn học từng bước giúp người học đạt được những trình độ & năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Nội dung chương trình còn tăng cường hoạt động học nhóm, rèn luyện thói quen chủ động học tập, tư duy sáng tạo cho người học để luôn chủ động và sẵn sàng cho những cơ hội phát triển.

Chuẩn đầu ra được Trường cam kết với người học, xã hội và công bố công khai trên Website.

Tham khảo theo đường link:

https://cktt-cdr.tdtu.edu.vn/chuandaura?type=tuyensinh&hedaotao=0

3. Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo là khung hệ thống kiến thức lý thuyết và thực hành được thiết kế đồng bộ với phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá kết quả học tập; để đảm bảo người học tích lũy được kiến thức, đạt được năng lực cần thiết theo chuẩn đầu ra đã công bố tương ứng với trình độ đại học. Chương trình đào tạo của Đại học Tôn Đức Thắng được xây dựng theo hướng tương thích với chương trình tiên tiến của các đại học tốt nhất Thế giới đánh giá theo Bảng xếp hạng của QS và THE nhưng có sự điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam và mục tiêu đào tạo của Đại học Tôn Đức Thắng.

Định kỳ, nhà trường tiến hành rà soát, đánh giá chương trình đào tạo nhằm đảm bảo người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội về chuyên môn sau khi ra trường cũng như cập nhật những thay đổi về công nghệ, phương thức kinh doanh mới.... Quá trình này có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan trọng yếu bao gồm: nhà khoa học, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên. Chương trình được nhà trường đưa vào giảng dạy từ năm 2015 nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng thị trường lao động và xu hướng hội nhập toàn cầu; giúp người học năng động, tự học nhiều hơn; tiệm cận với mặt bằng đào tạo mới nhất trên thế giới.

Chương trình đào tạo được công bố cho người học qua cổng thông tin sinh viên và công khai trên website.

Tham khảo theo đường link:

https://cktt-cdr.tdtu.edu.vn/chuongtrinhdaotao?type=tuyensinh&hedaotao=0