Nhảy đến nội dung
x

Chuẩn đầu ra năm 2019 - Ngành Việt Nam học – chuyên ngành Việt ngữ học và Văn hoá, xã hội Việt Nam

1. Tên ngành (Major in):

- Tên ngành tiếng Việt: Ngành Việt Nam học – chuyên ngành Việt ngữ học và Văn hoá, xã hội Việt Nam

- Tên ngành tiếng Anh: Vietnamese Studies – Major in Vietnamese Language, Culture and Society

2. Mã ngành (Code): 7310630N

3. Trình độ (Level): Đại học Hình thức (Mode of study): Chính quy

4. Văn bằng (Degree): Cử nhân

5. Mục tiêu của chương trình đào tạo (Programme Objectives - POs)

PO1: Người tốt nghiệp sẽ trở thành cử nhân Việt Nam học có kiến thức chuyên môn vững chắc, có kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn.

PO2: Người tốt nghiệp nắm vững phương pháp nghiên cứu khoa học, có tư duy phản biện, độc lập sáng tạo; có năng lực tự học và học tập ở bậc học cao hơn trong lĩnh vực Việt Nam học.

PO3: Người tốt nghiệp có thể ứng dụng kiến thức về Việt Nam học vào các hoạt động thực tiễn như điều hành tour; biên-phiên dịch, giảng dạy tiếng Việt; quản lý, tư vấn quản trị cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

PO4: Người tốt nghiệp có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm trong môi trường áp lực; có khả có khả năng thích nghi, hội nhập với môi trường làm việc ở Việt Nam.

PO5: Người tốt nghiệp có trình độ chuyên môn giỏi đi kèm với phẩm chất đạo đức, sức khỏe tốt.

6. Chuẩn đầu ra của chương trình (Expected learning Outcomes - ELOs)

Nhóm các ELOs

Mô tả

Mô tả các ELOs

Kiến thức chung

Kiến thức chung về lý luận chính trị, khoa học tự nhiên và xã hội, kiến thức về ngoại ngữ và tin học.

ELO1: Hiểu biết (Demonstrate) về đường lối chính sách của nhà nước Việt Nam.

ELO 2: Vận dụng (Apply) kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn trong học tạp và nghiên cứu.

ELO 3: Sử dụng (Use) tốt ngoại ngữ và tin học đạt tối thiểu trình độ tiếng Anh IELTS 5.5 hoặc tương đương, chứng chỉ tin học MOS 750 điểm.

Kiến thức chuyên môn

Kiến thức và nguyên lý đặc trưng của ngành

ELO 4: Vận dụng (Apply) những kiến thức chuyên môn để giải quyết những vấn đề cụ thể trong công việc.

ELO 5: Vận dụng (Apply) những kiến thức cơ bản về cơ cấu tiếng Việt (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) để phục vụ cho công việc chuyên môn.

Kỹ năng chuyên môn

Kỹ năng giúp người học có thể thực hiện thành công các yêu cầu công việc liên quan đến chuyên ngành

ELO 6: Phân tích (analyzing), đánh giá (evaluating) đặc điểm văn hóa, xã hội Việt Nam.

ELO 7: Sử dụng (Use) thông thạo tiếng Việt trong các tình huống giao tiếp khác nhau (trang trọng, thân mật...).

ELO 8: So sánh (Compare), đối chiếu (Contrast) tiếng Việt với tiếng mẹ đẻ của người học để phục vụ cho công việc chuyên môn (biên phiên dịch, giảng dạy, nghiên cứu…).

ELO 9: Thực hiện (Implement) hoạt động tư vấn, quản lý và triển khai các dự án về nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Kỹ năng chung

Kỹ năng liên quan đến tư duy logic, tư duy sáng tạo; giao tiếp và làm việc nhóm

ELO 10: Phát triển (Develop) khả năng giao tiếp giao tiếp xã hội hiệu quả, tư duy phản biện và tu duy sáng tạo.

ELO 11: Thể hiện (Demonstrate) khả năng làm việc hợp tác, làm việc nhóm và làm việc trong một tổ chức, đặc biệt là với nhóm/tổ chức có người Việt Nam.

Thái độ và ý thức xã hội

Thái độ và đạo đức nghề nghiệp; trách nhiệm và lòng yêu nghề

ELO 12: Thể hiện (Display) tinh thần trung thực, trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp.

ELO 13: Thể hiện (Display) ý thức chủ động học hỏi, tự nghiên cứu, nâng cao chuyên môn nghề nghiệp.