Nhảy đến nội dung
x

Đào tạo đại học - Chuyên ngành Việt ngữ học và Văn hóa Xã hội Việt Nam

1. Giới thiệu ngành

Việt Nam học là một ngành khoa học nghiên cứu về đất nước con người Việt Nam theo hướng tiếp cận liên ngành.

Chương trình đào tạo ngành Việt Nam học, chuyên ngành Việt ngữ học và Văn hóa, xã hội Việt Nam tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng là chương trình dành cho đối tượng là người nước ngoài, nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực là người nước ngoài thông thạo tiếng Việt, am hiểu về đất nước, con người Việt Nam.

2. Mã ngành: 7310630N

3. Phương thức xét tuyển (năm 2023): Tuyển thẳng người nước ngoài

Đối tượng tuyển sinh của chương trình đào tạo bậc cử nhân ngành Việt Nam học, chuyên ngành Việt ngữ học và Văn hóa, xã hội Việt Nam gồm:

• Những người nước ngoài có nguyện vọng học bậc đại học ngành Việt Nam học;

• Những người gốc Việt ở nước ngoài muốn tìm hiểu sâu về ngôn ngữ, văn hóa dân tộc.

Điều kiện dự tuyển: Những người muốn theo học hệ Cử nhân ngành Việt Nam học, chuyên ngành Việt ngữ học và Văn hóa, xã hội Việt Nam phải có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học (hệ 12 năm) hoặc văn bằng tương đương và phải qua kỳ thi kiểm tra năng lực tiếng Việt do Đại học Tôn Đức Thắng tổ chức (trình độ sơ cấp).

Sinh viên ngành Việt Nam học của các trường đại học nước ngoài có thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Tôn Đức Thắng có thể được Trường Đại học Tôn Đức Thắng xem xét tiếp nhận học chuyển tiếp tại Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, ngành Việt Nam học, chuyên ngành Việt ngữ học và Văn hóa, xã hội Việt Nam

4. Trình độ: Đại học

5. Chương trình: Tiêu chuẩn

6. Thời gian đào tạo: 4 năm

7. Chương trình đào tạo:

Khung chương trình: tham khảo thêm tại

https://cktt-cdr.tdtu.edu.vn/chuongtrinhdaotao?type=tuyensinh&hedaotao=0

8. Ưu điểm nổi bật của chương trình:

- Chương trình cung cấp kiến thức toàn diện về ngôn ngữ, đất nước và con người Việt Nam;

- Chương trình có nhiều môn học mới, hiện đại, phù hợp với sự phát triển của xã hội và đáp ứng được nhu cầu hội nhập quốc tế;

- Chương trình còn có các môn rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc (Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng tổ chức sự kiện...), các hoạt động ngoại khóa, giúp sinh viên vững vàng về kiến thức, tự tin, năng động trong môi trường đa văn hóa và xu thế hội nhập;

- Chương trình được biên soạn theo hướng nhấn mạnh đến thực hành, đến những kỹ năng mềm cần thiết cũng như chú trọng đến vấn đề tự học và tự nghiên cứu suốt đời của sinh viên thể hiện qua quan điểm sư phạm là lấy người học làm trung tâm.

10. Cơ hội nghề nghiệp: Tốt nghiệp ngành Việt Nam học, chuyên ngành Việt ngữ học và Văn hóa, xã hội Việt Nam, sinh viên có thể tìm được việc làm phù hợp ở các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, công ty du lịch, văn phòng thương mại, tổ chức chính phủ và phi chính phủ có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực am hiểu về Việt Nam (ở Việt Nam và nước ngoài). Ngoài ra sinh viên cũng có thể làm công tác phiên dịch, biên dịch, nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt.