Nhảy đến nội dung
x

Chương trình tiêu chuẩn

 

1. Việt Nam học chuyên ngành Du lịch và Quản lý du lịch

A. Thông tin chung

Mã ngành: 7310630Q

Tổ hợp xét tuyển: A01, C00, C01, D01, A01 (Toán, Vật lí, Tiếng Anh), C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí), C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lí), D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)

Trình độ đào tạo: Đại học

Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung

Thời gian đào tạo: 4 năm

Đối tượng tuyển sinh: Công dân Việt Nam và người nước ngoài có đủ các điều kiện theo qui định của pháp luật, đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

B. Chương trình đào tạo

Chương trình là có nhiều môn học mới (lần đầu tiên áp dụng trong hệ thống các trường đại học Việt Nam), có tính chuyên sâu và khả năng ứng dụng thực tế cao ở những môn chuyên ngành. Đặc biệt sinh viên được học thực tế nghề, thực tập tại các doanh nghiệp du lịch trong nước và ở nước ngoài; gần 50% thời lượng chương trình được giảng dạy bằng tiếng Anh với các giảng viên có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn cao. Chương trình được tổ chức giảng dạy bởi đa dạng các hình thức khác nhau như thảo luận nhóm nhỏ, làm việc cá nhân, trao đổi với chuyên gia, thực hành tại doanh nghiệp với các phương pháp giảng dạy tích cực và phương tiện hỗ trợ hiện đại.

QLDL 1

Chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về về văn hóa, kinh tế – xã hội; những kiến thức chuyên sâu về cách thức quản lý du lịch, hoạch định kế hoạch và thực hiện các dịch vụ du lịch; thành thạo những những kỹ năng chuyên môn về quản lý, điều hành, tổ chức, giám sát và giải quyết các vấn đề liên quan đến việc cung cấp dịch vụ du lịch. Đặc biệt, tập trung rèn luyện khả năng thực hành nghề và thái độ tiếp nhận, xử lý các vấn đền xảy ra trong kinh doanh dịch vụ du lịch. Sinh viên theo học ngành DL&QLDL tại TDTU sẽ có việc làm trong vòng 12 tháng sau khi tốt nghiệp và có cơ hội trở thành công dân toàn cầu.

C. Sự khác biệt khi học ngành Việt Nam học chuyên ngành Du lịch và Quản lý du lịch tại TDTU

- 500 giờ học tại Doanh nghiệp xã hội / Tổ chức xã hội (Top đầu tại Việt Nam)

- 100 giờ chia sẻ chuyên đề từ chuyên gia, doanh nghiệp, tổ chức xã hội uy tín

- Đi thực tế, thực hành nghiệp vụ, tập sự nghề nghiệp tại hơn 60 doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, khu/điểm du lịch trên địa bàn TP. HCM.

- Cơ hội trở thành CTV, tình nguyện viên tại các đơn vị kinh doanh du lịch ngay từ năm đầu tiên.

D. Chuẩn đầu ra khi học ngành Việt Nam học chuyên ngành Du lịch và Quản lý du lịch tại TDTU

Kiến thức:

Biết, hiểu, phân tích được những kiến thức trong hoạt động nghiên cứu, tổ chức, quản lý, điều hành, kinh doanh du lịch. Phân tích, đánh giá, vận dụng được những kiến thức chuyên ngành của khoa học quản lý trong kinh doanh du lịch, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh điểm đến du lịch và công nghệ giải trí du lịch. Có khả năng khai thác sản phẩm du lịch, tổ chức quản lý trong hoạt động du lịch. Hiểu, phân tích, đánh giá được các vấn đề, giá trị, xu hướng của du lịch trong thời kì mới và bối cảnh kinh tế toàn cầu.

 Trình độ tin học và ngoại ngữ:

Tin học văn phòng Quốc tế (MOS): 750 trở lên Ngoại ngữ: IELTS 5.0 (hoặc tương đương) trở lên

Phẩm chất:

Có ý thức, kỷ luật lao động và tinh thần trách nhiệm cao với bản thân và công việc Có tinh thần dấn thân, phụng sự vì sự phát triển của con người và xã hội Có tinh thần làm việc tự giác, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm với xã hội, đạo đức nghề nghiệp. Có thái độ cầu thị, ham học hỏi, khiêm tốn, chủ động trong công việc.

Nghiên cứu và xây dựng sản phẩm mới trong dịch vụ du lịch. Có khả năng vận dụng linh hoạt các kỹ năng mềm vào công việc như: làm việc nhóm, giao tiếp du lịch, tổ chức sự kiện…

Vận dụng được những nguyên tắc, kỹ năng cơ bản trong việc cung cấp các dịch vụ du lịch có chất lượng, đáp ứng nhu cầu du khách.

Kỹ năng:

E. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

- Nhân viên tại các bộ phận kinh doanh, marketing, quản lý tại các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, điểm vui chơi tham quan du lịch;

- Chuyên gia tư vấn về hoạch định chiến lược kinh doanh, khai thác, xây dựng và cung ứng sản phẩm, dịch vụ du lịch;

- Làm việc tại cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong và ngoài nước Việt Nam; Hướng dẫn viên du lịch, thuyết minh viên tại điểm;

- Chuyên viên phụ trách các bộ phận: lữ hành, xúc tiến quảng bá du lịch, hợp tác quốc tế và bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch ở các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch (Tổng cục du lịch, Sở/phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch);

- Làm việc tại cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong và ngoài nước Việt Nam;

- Tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về quản lý du lịch;

- Tự tạo lập doanh nghiệp lữ hành mới với quy mô nhỏ.

F. Phương thức tuyển sinh: Chi tiết xem tại: https://admission.tdtu.edu.vn/dai-hoc/tuyen-sinh/phuong-thuc-2024

QLDL 2
2. Việt Nam học chuyên ngành Du lịch và Lữ hành

A. Thông tin chung

Mã ngành: 7310630

Tổ hợp xét tuyển: A01, C00, C01, D01, A01 (Toán, Vật lí, Tiếng Anh), C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí), C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lí), D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)

Trình độ đào tạo:  Đại học

Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung

Thời gian đào tạo: 4 năm

Đối tượng tuyển sinh: Công dân Việt Nam và người nước ngoài có đủ các điều kiện theo qui định của pháp luật, đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

B. Chương trình đào tạo

- Chương trình Việt Nam học chuyên ngành Du lịch và Lữ hành trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản cũng như chuyên sâu về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế – xã hội Việt Nam và quản lý dịch vụ lữ hành; đồng thời rèn luyện những kỹ năng chuyên môn của nghiệp vụ lữ hành gồm hướng dẫn viên du lịch, khai thác và xây dựng chương trình tour, điều hành và tổ chức thự̣c hiện tour. Qua đó, giúp sinh viên có khả năng ứ́ng xử, giải quyết các vấn đề liên quan đến chương trình tour và tạo lập kỹ năng thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ trong khu vực, đáp ứng được nhu cầu của thời đại.

- Sinh viên theo học ngành DL&LH tại TDTU sẽ có việc làm trong vòng 12 tháng sau khi tốt nghiệp và có cơ hội trở thành công dân toàn cầu.

 

LH

C. Sự khác biệt khi học ngành Việt Nam học chuyên ngành Du lịch và Lữ hành tại TDTU

- 500 giờ học tại Doanh nghiệp xã hội / Tổ chức xã hội (Top đầu tại Việt Nam)

- 100 giờ chia sẻ chuyên đề từ chuyên gia, doanh nghiệp, tổ chức xã hội uy tín

- Đi thực tế, thực hành nghiệp vụ, tập sự nghề nghiệp tại hơn 60 doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, khu/điểm du lịch trên địa bàn TP. HCM.

- Cơ hội trở thành CTV, tình nguyện viên tại các đơn vị kinh doanh du lịch ngay từ năm đầu tiên.

D. Chuẩn đầu ra khi học ngành Việt Nam học chuyên ngành Du lịch và Lữ hành tại TDTU

Kiến thức:

Hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau của Việt Nam, thế giới và vận dụng linh hoạt trong thực tiễn nghề nghiệp lữ hành. Thiết kế, hướng dẫn, điều hành và triển khai các tour du lịch trong và ngoài nước. Vận dụng được kỹ năng thực hnh nghề lữ hành, hướng dẫn, tổ chức sự kiện; biết sắp xếp, giám sát và điều hành công việc tổ chức thực hiện tour đảm bảo nguyên tắc, quy trình làm việc tốt nhất. Phân tích, đánh giá, vận dụng được những kiến thức chuyên ngành trong việc khai thác, phát triển các sản phẩm lữ hành.

Trình độ tin học và ngoại ngữ:

Tin học văn phòng Quốc tế (MOS): 750 trở lên Ngoại ngữ: IELTS 5.0 (hoặc tương đương) trở lên

Phẩm chất:

Có ý thức, kỷ luật lao động và tinh thần trách nhiệm cao với bản thân và công việc Có tinh thần dấn thân, phụng sự vì sự phát triển của con người và xã hội Có tinh thần làm việc tự giác, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm với xã hội, đạo đức nghề nghiệp. Có thái độ cầu thị, ham học hỏi, khiêm tốn, chủ động trong công việc.

Thành thạo kỹ năng thực hành nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch Có khả năng vận dụng linh hoạt các kỹ năng mềm vào công việc như: làm việc nhóm, giao tiếp du lịch, tổ chức sự kiện…

Kỹ năng: 

Vận dụng được những nguyên tắc, kỹ năng cơ bản trong việc cung cấp các dịch vụ du lịch có chất lượng, đáp ứng nhu cầu du khách.

E. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

- Hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp;

- Thuyết minh viên tại điểm; Nhân viên kinh doanh trong các bộ phận của công ty du lịch lữ hành: Chào bán tour, khai thác và thiết kế tour, điều hành và giám sát tour;

- Chuyên viên tư vấn tổ chức tour, tổ chức sự kiện, teambuilding;

- Chuyên viên phụ trách các bộ phận: lữ hành, xúc tiến quảng bá du lịch, hợp tác quốc tế và bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch ở các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch (Tổng cục du lịch, Sở/phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch);

- Làm việc tại cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong và ngoài nước Việt Nam;

- Tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về du lịch lữ hành;

- Tự tạo lập doanh nghiệp lữ hành mới với quy mô nhỏ.

F. Phương thức tuyển sinh: Chi tiết xem tại: https://admission.tdtu.edu.vn/dai-hoc/tuyen-sinh/phuong-thuc-2024

LH 3
3. Việt Nam học chuyên ngành Việt Ngữ học và Văn hóa Xã hội Việt Nam 

A. Giới thiệu ngành

Mã ngành: 7310630N

Việt Nam học là một ngành khoa học nghiên cứu về đất nước con người Việt Nam theo hướng tiếp cận liên ngành. Chương trình đào tạo ngành Việt Nam học, chuyên ngành Việt ngữ học và Văn hóa Xã hội Việt Nam tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng là chương trình dành cho đối tượng là người nước ngoài, nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực là người nước ngoài thông thạo tiếng Việt, am hiểu về đất nước, con người Việt Nam.

Chương trình có những đặc điểm sau:

  • Chương trình cung cấp kiến thức toàn diện về ngôn ngữ, đất nước và con người Việt Nam;
  • Chương trình có nhiều môn học mới, hiện đại, phù hợp với sự phát triển của xã hội và đáp ứng được nhu cầu hội nhập quốc tế;
  • Chương trình còn có các môn rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc (Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng tổ chức sự kiện...), các hoạt động ngoại khóa, giúp sinh viên vững vàng về kiến thức, tự tin, năng động trong môi trường đa văn hóa và xu thế hội nhập;
  • Chương trình được biên soạn theo hướng nhấn mạnh đến thực hành, đến những kỹ năng mềm cần thiết cũng như chú trọng đến vấn đề tự học và tự nghiên cứu suốt đời của sinh viên thể hiện qua quan điểm sư phạm là lấy người học làm trung tâm.

B. Đối tượng tuyển sinh, điều kiện dự tuyển

Đối tượng tuyển sinh của chương trình đào tạo bậc cử nhân ngành Việt Nam học, chuyên ngành Việt ngữ học và Văn hóa Xã hội Việt Nam gồm:

  • Những người nước ngoài có nguyện vọng học bậc đại học ngành Việt Nam học;
  • Những người gốc Việt ở nước ngoài muốn tìm hiểu sâu về ngôn ngữ, văn hóa dân tộc.

Điều kiện dự tuyển: Những người muốn theo học hệ Cử nhân ngành Việt Nam học, chuyên ngành Việt ngữ học và Văn hóa Xã hội Việt Nam phải có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học (hệ 12 năm) hoặc văn bằng tương đương và phải có chứng chỉ năng lực tiếng Việt trình độ A2.

Sinh viên ngành Việt Nam học của các trường đại học nước ngoài có thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Tôn Đức Thắng có thể được Trường Đại học Tôn Đức Thắng xem xét tiếp nhận học chuyển tiếp tại Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn, ngành Việt Nam học, chuyên ngành Việt ngữ học và Văn hóa Xã hội Việt Nam.

C. Chuẩn đầu ra

Tốt nghiệp ngành Việt Nam học, chuyên ngành Việt ngữ học và Văn hóa Xã hội Việt Nam, sinh viên đạt được các kiến thức và kỹ năng như sau:

- Kiến thức: Hiểu và vận dụng kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn cùng những kiến thức cơ bản, hệ thống, hiện đại và thiết thực về tiếng Việt, về đất nước, con người Việt Nam để giải quyết những vấn đề cụ thể trong công việc.

- Kỹ năng chuyên môn:

  • Phân tích, đánh giá các đặc điểm văn hóa, xã hội Việt Nam;
  • Sử dụng thông thạo tiếng Việt trong các tình huống giao tiếp khác nhau (trang trọng, thân mật...), trong công tác phiên dịch, biên dịch, nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt;
  • Tư vấn, quản lý và triển khai các dự án về nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam;
  • Học tiếp các chương trình sau đại học phù hợp, đặc biệt là chương trình Cao học Việt Nam học để có thể đi sâu nghiên cứu và giảng dạy về Việt Nam học.

- Kỹ năng chung:

  • Có được nền tảng giáo dục vững chắc để hiểu được các trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm với bản thân và cộng đồng xã hội;
  • Có khả năng giao tiếp giao tiếp xã hội hiệu quả;
  • Có khả năng làm việc hợp tác, làm việc nhóm và làm việc trong một tổ chức, đặc biệt là với nhóm/tổ chức có người Việt Nam.

- Trình độ tin học: Chứng chỉ MOS quốc tế

- Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Anh IELTS 5.0 hoặc tương đương trở lên.

D. Điều kiện tốt nghiệp

Sinh viên hội đủ những điều kiện sau đây thì được Hiệu trưởng Nhà trường xem xét cấp bằng Cử nhân ngành Việt Nam học chuyên ngành Việt ngữ học và Văn hóa Xã hội Việt Nam; Sinh viên hoàn tất các môn học và tích lũy đủ số lượng tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo; Đáp ứng đầy đủ các tiêu chí chuẩn đầu ra của ngành học; Đáp ứng đầy đủ các quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo.

E. Triển vọng nghề nghiệp

Tốt nghiệp ngành Việt Nam học, chuyên ngành Việt ngữ học và Văn hóa Xã hội Việt Nam, sinh viên có thể tìm được việc làm phù hợp ở các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, công ty du lịch, văn phòng thương mại, tổ chức chính phủ và phi chính phủ có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực am hiểu về Việt Nam (ở Việt Nam và nước ngoài). Ngoài ra sinh viên cũng có thể làm công tác phiên dịch, biên dịch, nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt.

4. Xã hội học

A. Thông tin chung

Mã ngành: 7310301

Tổ hợp xét tuyển: A01, C00, C01, D01, A01 (Toán, Vật lí, Tiếng Anh), C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí), C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lí), D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)- Điểm tuyển năm 2019: 19,00 điểm

Trình độ đào tạo: Đại học

Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung

Thời gian đào tạo:  4 năm

Đối tượng tuyển sinh: Công dân Việt Nam và người nước ngoài có đủ các điều kiện theo qui định của pháp luật, đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

B. Cấu trúc chương trình đào tạo

 Nội dung

Số tín chỉ

Tổng cộng

Bắt buộc

Tự chọn

Kiến thức giáo dục đại cương

39

37

2

Lý luận chính trị

11

11

0

Khoa học xã hội

4

2

2

Ngoại ngữ

15

15

0

Kỹ năng hỗ trợ

5

5

0

Giáo dục thể chất

Cấp chứng chỉ riêng

Giáo dục quốc phòng

Cấp chứng chỉ riêng

Tin học

4

4

0

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

95

85

10

Kiến thức cơ sở ngành

17

17

0

Kiến thức chuyên ngành

74

68

6

Khóa luận tốt nghiệp (tương đương)

4

0

4

C. Đội ngũ giảng viên: 

Ngoài 06 giảng viên cơ hữu và một số giảng viên thỉnh giảng người Việt Nam, hiện nay Bộ môn xã hội học có 03 giảng viên người nước ngoài đến từ các trường Đại học: University of Queensland, St. Lucia Campus, Brisbane, Australia; RMIT University, Australia; Purdue University North Central Westville, IN, USA giảng dạy trực tiếp bằng tiếng Anh. Đây là cơ hội để sinh viên được tiếp cận kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh đáp ứng nhu cầu thị trường lao động cộng đồng kinh tế ASEAN và toàn cầu hoá.

xã hội học 2

D. Chuẩn đầu ra: 

Người học ngành xã hội học sau khi tốt nghiệp, đạt được những kiến thức và kỹ năng cụ thể sau:

STT

Mô tả các ELOs

1

Vận dụng (Apply) các nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc lý giải các vấn đề xã hội đương thời và công việc của bản thân.

2

Phân tích (Analyse) các khái niệm, lý thuyết, cách tiếp cận xã hội học một cách hệ thống.

3

Vận dụng (Apply) kiến thức lý thuyết vào việc thực hiện nghiên cứu xã hội học (định lượng và định tính), phân tích ý nghĩa dữ liệu thống kê trong khoa học xã hội và tham gia phản biện xã hội.

4

Phát hiện (Identify) các vấn đề xã hội cần phải điều chỉnh.

5

Biên soạn (Compose) được kế hoạch thực hiện một cuộc khảo sát xã hội (định lượng và định tính).

6

Thực hiện (Implement) được một cuộc khảo sát xã hội; tìm ra được kết quả khảo sát, phân tích nguyên nhân làm cơ sở đề xuất các khuyến nghị để tạo sự chuyển biến xã hội.

7

Sử dụng (Use) Tiếng Anh đạt tối thiểu trình độ IELTS 5.0 hoặc tương đương, chứng chỉ tin học MOS  tối thiểu 750 điểm.

8

Thể hiện (Demonstrate) sự tự tin và chủ động trong giao tiếp với đối tác, đồng nghiệp và lãnh đạo; truyền đạt thông tin rõ ràng, chính xác, sinh động và thuyết phục; biết cách xây dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ trong công việc.

9

Thể hiện (Display) tính kỷ luật, lễ phép, chuyên nghiệp, sáng tạo, phụng sự.

10

Phát triển (Develop) năng lực tự học và ý thức học tập suốt đời.

E. Cơ hội nghề nghiệp: 

Với chuẩn đầu ra ở trên, sinh viên theo học ngành XÃ HỘI HỌC tại TDTU sẽ có việc làm trong vòng 12 tháng sau khi tốt nghiệp và có cơ hội trở thành công dân toàn cầu.

Dựa trên các cuộc điều tra quốc gia về vị trí công việc, sinh viên tốt nghiệp xã hội học gần đây đã nhận được công việc trong các lĩnh vực sau đây:

Kinh doanh: Trợ lý hành chính, nhân viên quảng cáo, phân tích dữ liệu, quản lý nhập dữ liệu, quản lý nguồn nhân lực, đại lý bảo hiểm, nhà báo, nhân viên quan hệ lao động, chuyên gia phân tích thị trường, quảng cáo và xúc tiến thị trường, quản lý dự án, nhân viên quan hệ công chúng, nhân viên xuất bản, quản lý chất lượng kiểm soát, đại lý bất động sản, quản lý bán hàng, đại diện bán hàng Chính phủ: Ở tất cả các cấp hành chính, từ địa phương đến trung ương (với vị trí như các chuyên gia, chuyên viên, cố vấn, hoặc các nhà phân tích, vv với các kỹ năng công việc cụ thể: viết đề xuất các dự án phát triển, thiết kế mẫu khảo sát, thu thập, phân tích và viết báo cáo những dữ liệu đã thu thập trên thực địa. Viết các báo cáo lên cơ quan chính phủ: hoạch định chính sách,…. Hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật trong các cuộc khảo sát điều tra về dân số, phân tích và khảo sát dữ liệu về dân số, mức sống, kinh tế - xã hội,… cấp quốc gia),  Khu vực thứ ba: gồm các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội và trung tâm (trong các vị trí điều phối viên dự án, các chuyên gia, vv); Trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội (trong các vị trí chuyên gia, nghiên cứu thực địa, điều phối viên và chuyên gia phân tích trong các dự án nghiên cứu, vv);  Truyền thông và xuất bản là nhà báo, người viết bài hoặc phụ trách các chuyên mục, và biên tập viên, vv. Nghiên cứu & giảng dạy: nghiên cứu viên trong các viện/trung tâm nghiên cứu; Giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng.

F. Phương thức tuyển sinhhttps://admission.tdtu.edu.vn/dai-hoc/tuyen-sinh/phuong-thuc-2024

 

5. Công tác xã hội

A. Thông tin chung

Mã ngành: 7760101

Tổ hợp xét tuyển: A01, C00, C01, D01, A01 (Toán, Vật lí, Tiếng Anh), C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí), C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lí), D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)

Trình độ đào tạo:         Đại học

Loại hình đào tạo:       Chính quy tập trung

Thời gian đào tạo:       4 năm

Đối tượng tuyển sinh: Công dân Việt Nam và người nước ngoài có đủ các điều kiện theo qui định của pháp luật, đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

B. Chương trình đào tạo

- Ngành Công tác xã hội (CTXH) tại Đại học Tôn Đức Thắng được đào tạo theo chuẩn đầu ra của Hiệp hội Quốc tế các Trường đào tạo Công tác xã hội - IASSW (International Association of Schools of Social Work).

- Sinh viên theo học ngành CTXH tại TDTU sẽ có việc làm trong vòng 12 tháng sau khi tốt nghiệp và có cơ hội trở thành công dân toàn cầu.

C. Sự khác biệt khi học CTXH tại TDTU

- 820 giờ học tại Doanh nghiệp xã hội / Tổ chức xã hội (Top đầu tại Việt Nam)

- 100 giờ chia sẻ chuyên đề từ chuyên gia, doanh nghiệp, tổ chức xã hội uy tín

- 5/8 học kỳ đi thực tế, thực hành, tập sự nghề nghiệp tại 50 Trung tâm CTXH, cơ sở/trung tâm trợ giúp xã hội thuộc ngành Lao động – xã hội, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Bệnh viện, Trường học…

- Cơ hội trở thành CTV, tình nguyện viên, nhân viên CTXH tại các tổ chức quốc tế (UNICEF, UNWomen, ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Save The Children...) ngay từ năm đầu tiên.

D. Chuẩn đầu ra khi học CTXH tại TDTU

Kiến thức:

- Hiểu biết đầy đủ về sự phát triển của con người (tâm lý, văn hóa, hành vi…) trong các mối liên hệ với môi trường xã hội.

- Nắm vững các phương pháp, kỹ năng và công cụ làm việc hiệu quả với cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng.

- Tuân thủ pháp luật, đạo đức xã hội và quy điều đạo đức ngành Công tác xã hội

Trình độ tin học và ngoại ngữ:

- Tin học văn phòng Quốc tế (MOS): 750 trở lên

- Ngoại ngữ: IELTS 5.0 (hoặc tương đương) trở lên

Phẩm chất:

- Có ý thức, kỷ luật lao động và tinh thần trách nhiệm cao với bản thân và công việc.

- Có tinh thần dấn thân, phụng sự vì sự phát triển của con người và xã hội.

- Luôn nỗ lực vươn lên, năng động và cầu thị trong mọi hoàn cảnh.

- Biết lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ với mọi người.

Kỹ năng:

- Thiết kế, điều phối và quản lý dự án xã hội / dự án cộng đồng

- Tư vấn, tham vấn cá nhân và gia đình

- Làm việc độc lập và làm việc theo nhóm

- Thuyết trình và phản biện xã hội

E. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

- Chuyên gia tư vấn, điều phối, đánh giá tại các tổ chức phi chính phủ quốc tế và trong nước

- Cán bộ quản lý nhà nước về lao động - xã hội tại cơ quan nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp

- Nhân viên CTXH chuyên nghiệp tại trung tâm CTXH, Khoa/phòng CTXH tại bệnh viện và trường học

- Tham vấn viên/nhân viên tư vấn tại các trung tâm tham vấn, tư vấn tâm lý

- Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và các học viện Lãnh đạo doanh nghiệp/tổ chức xã hội tự thành lập

F. Phương thức tuyển sinh:https://admission.tdtu.edu.vn/dai-hoc/tuyen-sinh/phuong-thuc-2024