Nhảy đến nội dung
x

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO HỌC NGÀNH XÃ HỘI HỌC (Mã ngành: 8310301)

1. Mục tiêu đào tạo: 
Chương trình cao học chuyên ngành Xã hội học đào tạo ra những người hiểu và ứng dụng được kiến thức cơ bản và nâng cao của Ngành xã hội học ở mức độ chuyên gia; có kỹ năng chuyên môn mạnh và sâu để có thể ứng dụng kiến thức lý thuyết vào giải quyết những vấn đề thực tiễn về mặt xã hội trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước; đóng góp giải pháp làm thay đổi hiện thực xã hội theo hướng tích cực; vững về phương pháp nghiên cứu khoa học, có năng lực tự nghiên cứu và tổ chức triển khai hiệu quả các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn để tạo sự chuyển biến xã hội; có tư duy phản biện, độc lập sáng tạo; có năng lực tự học và ý thức học tập suốt đời.
2. Phương thức tuyển sinh và đối tượng dự tuyển
2.1 Phương thức tuyển sinh: xét tuyển và thi tuyển
2.1.1 Xét tuyển:

- Thí sinh là người nước ngoài có bằng tốt nghiệp đại học;
- Thí sinh Việt Nam có bằng tốt nghiệp đại học chính qui tập trung do ĐHTĐT cấp trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm xét tuyển; 
- Thí sinh Việt Nam có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi, loại hình đào tạo chính qui tập trung do các trường đại học công lập khác cấp trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm xét tuyển; 
Các thí sinh thuộc các diện trên phải có trình độ tiếng Anh TOEIC 500 điểm (hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương) trở lên, còn trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển.
2.1.2 Thi tuyển:
- Các đối tượng không thuộc diện xét tuyển.
- Các môn thi tuyển:

  • Cơ bản: Triết học Mác – Lênin
  • Cơ sở: Lý thuyết xã hội học
  • Ngoại ngữ: tiếng Anh

-    Hình thức thi tuyển sinh: 

  • Môn cơ bản và môn cơ sở: hình thức thi tự luận, thời gian làm bài 180 phút.
  • Môn ngoại ngữ: môn tiếng Anh thi 3 kỹ năng nghe – đọc – viết, hình thức thi trắc nghiệm và tự luận, thời gian làm bài 120 phút và kỹ năng nói.

2.2. Đối tượng dự tuyển: 
Căn cứ theo Qui chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ (Quyết định 2257/2017/QĐ-TĐT ngày 01/12/2017 của Hiệu trưởng Trường đại học Tôn Đức Thắng), người dự tuyển phải đáp ứng đúng các quy định sau đây:
Nhóm 1: các đối tượng thuộc ngành đúng, có bằng tốt nghiệp đại học ngành:

  • Xã hội học;
  • Hoặc các ngành/chuyên ngành không có tên nêu trên nhưng có chương trình đào tạo chỉ khác với chương trình đào tạo đại học ngành Xã hội học của Trường Đại học Tôn Đức Thắng dưới 10% tổng số tiết (hoặc đơn vị học trình, hoặc tín chỉ) của khối kiến thức ngành.

Nhóm 2: các đối tượng thuộc ngành gần, ngành khác có bằng tốt nghiệp đại học ngành:
Khối ngành kinh tế - xã hội: 

  • Giáo dục học;
  • Tâm lý học;
  • Công tác xã hội;
  • Nhân học;
  • Chính trị học;
  • Kinh tế học;
  • Triết học (Chủ nghĩa duy vật lịch sử - Triết học xã hội);
  • Văn hóa học;
  • Hoặc các ngành/chuyên ngành không có tên nêu trên nhưng có chương trình đào tạo khác với chương trình đào tạo đại học ngành Xã hội học của Trường đại học Tôn Đức Thắng từ 10 - 40% tổng số tiết hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành.
  • Phải có tối thiểu 2 (hai) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực xã hội học.
  • Các đối tượng thuộc nhóm này thì phải học bổ sung kiến thức và phải đạt điểm từ 5,0/10 trở lên ở kỳ thi cuối khóa những môn học sau đây (các môn đã có trong bảng điểm đại học không phải học bổ sung):

         o Xã hội học đại cương:          02 tín chỉ (30 tiết)
         o Lý thuyết Xã hội học:            02 tín chỉ (30 tiết)
         o Phương pháp nghiên cứu XHH:        02 tín chỉ (30 tiết)
Khối ngành khoa học – kỹ thuật, ngoại ngữ: 

  • Tốt nghiệp các ngành thuộc khối tự nhiên, kỹ thuật, ngoại ngữ,... phải có thâm niên công tác ít nhất từ 02 năm trở lên tại các cơ quan có chức năng nhiệm vụ giải quyết các vấn đề về xã hội. 
  • Các đối tượng thuộc nhóm này thì phải học bổ sung kiến thức và phải đạt điểm từ 5,0/10 trở lên ở kỳ thi cuối khóa những môn học sau đây (các môn đã có trong bảng điểm đại học không phải học bổ sung):

         o Xã hội học đại cương                             02 tín chỉ (30 tiết)
         o Lý thuyết xã hội học                                02 tín chỉ (30 tiết)
         o Phương pháp nghiên cứu định lượng    02 tín chỉ (30 tiết)
         o Phương pháp nghiên cứu định tính       02 tín chỉ (30 tiết)
         o Tin học chuyên ngành                            02 tín chỉ (30 tiết)
         o Xử lý dữ liệu định tính                            02 tín chỉ (30 tiết)
3. Giới thiệu chương trình đào tạo:
3.1. Khái quát chương trình đào tạo
Ngành Xã hội học ngày càng nhận được sự đón nhận tích cực từ cộng đồng khoa học bởi một thực tế, trong hầu hết các dự án, công trình nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực hoạt động/ ngành khoa học khác nhau đều sử dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội học. Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càng tăng về lực lượng nhân sự có chuyên môn xã hội học thực hiện khá nhiều vị trí công việc trong các cơ quan chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức NGO, tổ chức kinh doanh, truyền thông đại chúng,... trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh hội nhập thế giới và khu vực, Bộ môn Xã hội học, Khoa Khoa học xã hội & Nhân văn đã điều chỉnh chương trình đào tạo thạc sĩ xã hội học ứng dụng. Chương trình đào tạo mới có tham khảo chương trình đào tạo cấp bậc Master ngành xã hội học của một số trường ĐH nước ngoài: Temple University, Philadelphia, PA. USA; National University of Singapore (NUS), Chiang Mai University, Cornell University (U.S), University of Wisconsin-Madison; The University of North Carolina; NYU Department of Sociology. 
3.2. Cấu trúc chương trình đào tạo
Phần khối kiến thức chung    13 tín chỉ
Phần khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành    32 tín chỉ
-    Kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành bắt buộc    10 tín chỉ
-    Kiến thức chuyên ngành tự chọn    22 tín chỉ
Luận văn thạc sĩ    15 tín chỉ
Tổng số tín chỉ:    60 tín chỉ

4. Kế hoạch đào tạo: Chương trình được chia làm 03 nhóm học phần, được đào tạo trong 03 học kỳ liên tiếp (chương trình đào tạo đính kèm), cụ thể:

Mã số học phần

Tên học phần
(tiếng Việt)

Tên học phần
(tiếng Anh)

Tổng TC

LT

TH, TN, TL

Phần kiến thức chung

13

 

 

FL700000

Tiếng Anh

English

10

10

0

SH700000

Triết học Mác – Lênin

Philosophy

3

3

0

Phần kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành 

32

 

 

Các học phần cơ sở ngành và chuyên ngành bắt buộc

10

 

 

SH701010

Phương pháp nghiên cứu xã hội học nâng cao

Graduate Sociological Research Methods

2

2

0

SH701020

Lý thuyết xã hội học

Sociological Theory

2

2

0

SH701030

Phân tích dữ liệu định lượng nâng cao

Advanced Quantitative Data Analysis

3

3

0

SH701040

Phân tích dữ liệu định tính nâng cao             

Advanced                     Qualitative Data Analysis

3

3

0

Các học phần chuyên ngành tự chọn (chọn tối thiểu 22 tín chỉ)

22/28

 

 

SH701050

Seminar nghiên cứu ứng dụng

Applied Research Seminar

2

2

0

SH701060

Chuyên đề Giới và Xã hội

Seminar on Gender and Society

2

2

0

SH701070

Chuyên đề Viết bài báo trong khoa học xã hội

Seminar on Scientific Writing in Social Science

2

2

0

SH701080

Chuyên đề Vốn xã hội

Seminar on Social Capital

2

2

0

SH701090

Chuyên đề Du lịch: văn hóa, xã hội và môi trường

Seminar on Tourism: Culture, Society and Environment

2

2

0

SH701100

Chuyên đề Phân tầng xã hội, bất bình đẳng xã hội và di động xã hội

Seminar on Social Stratification, Social Inequality and Social Mobility

2

2

0

SH701110

Chuyên đề Chuyển đổi toàn cầu

Seminar on Global Transformations

2

2

0

SH701120

Chuyên đề Phân tích xã hội học các vấn đề xã hội

Seminar on Sociological Analysis Social Problems

2

2

0

SH701130

Chuyên đề: Di dân và hội nhập xã hội –Tiếp cận toàn cầu

Seminar on Migration and Social Integration – A Global Perspective

2

2

0

SH701140

Thiết kế và đánh giá dự án phát triển xã hội

Designing & Evaluation Project of  Social Development

4

3

1

SH701150

Thống kê trong khoa học xã hội

Statistics in Social Sciences

2

2

0

SH701160

Tin học ứng dụng

Applied informatics

2

2

0

SH701170

Chuyên đề: Thị trường và xã hội

Seminar on Market and Society

2

2

0

Luận văn thạc sĩ

 

15

 

 

SH701000

Luận văn thạc sĩ

Master's Thesis

15

15

0

Tổng cộng

 

60

 

 

Tổng cộng: 60          
Ghi chú:
LT: lý thuyết; TH: thực hành; TN: thí nghiệm; TL: thảo luận
1 tín chỉ     = 15 tiết lý thuyết hoặc bài tập = 30 tiết thuyết trình, thảo luận hoặc thực hành

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
Phòng Sau đại học, Trường đại học Tôn Đức Thắng
Địa chỉ: B002, Tòa nhà B, Số 19 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Phong, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Facebook: https://www.facebook.com/sgs.tdtu
Điện thoại: +84-28-3775-5059
Email: sdh@tdtu.edu.vn